Các nhà văn, nhà thơ, những nhân vật có tên tuổi trong xã
hội, trong văn chương bên cạnh những kiệt tác để đời còn có những giai
thoại lý thú nói riêng về họ. Chính vì vậy, giai thoại văn học là một loại
văn chương vừa có tính chất bác học, lại vừa có tính chất truyền miệng,
mang trong cốt cách của nó nhiều nét dân tộc độc đáo đầy sức hấp dẫn.
Vào thứ Bảy hàng tuần, chuyên "Giai thoại Văn học" của NetCodo xin giới thiệu với bạn đọc một số giai thoại chọn lọc bổ ích và thú vị.
Mời bạn đọc cùng thưởng thức!
RA ĐỐI dễ, đối đối khó
Năm Hưng Long thứ 16 (1308), Mạc Ðĩnh Chi sang sứ nhà Nguyên, ông có hẹn ngày ấy ngày nọ thì phái bộ sẽ đến cửa ải để viên quan nhà Nguyên mở cửa đón. Chẳng may hôm lên đường gặp phải mưa gió, thành ra sai hẹn. Lúc tới nơi thì trời tối, cửa ải đã đóng. Mạc Ðĩnh Chi nói mãi, người Nguyên cũng không chịu cho qua. Sau họ vứt từ trên ải xuống một vế câu đối, bảo hễ đối được thì mở cửa ải:
Qúa quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.
Nghĩa là:
Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan.
Thật là một câu đối hiểm hóc, trong có mười một chữ mà riêng chữ quan nhắc lại tới bốn lần. Chữ quá nhắc lại 3 lần. Mạc Ðĩnh Chi cảm thấy rất khó đối, nhưng nếu im lặng thì e mất thể diện. Ông bèn nhân cái chuyện khó đối ấy, ứng khẩu đọc lên một câu rằng:
Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối
Nghĩa là:
Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin tiên sinh đối trước.
Tưởng đã bí, thế mà lại hoá ra có một câu đối hay. Người Nguyên phải chịu Mạc Ðĩnh Chi là có tài ứng biến, liền tức tốc mở cửa ải để ông đi.
Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri@netcodo.vnn.vn
Email Internet: netcodo@hue.vnn.vn